Nội dung bài viết:
1. Đánh giá hiện trạng và chuẩn bị Chuyển đổi AI
- Đánh giá hiện trạng:
- Xác định quy trình nghiệp vụ hiện tại, điểm mạnh, điểm yếu.
- Đánh giá mức độ số hóa hiện tại, hệ thống CNTT hiện hành và mức độ sẵn sàng của đội ngũ.
- Chuẩn bị:
- Nâng cao nhận thức và kiến thức về AI cho ban lãnh đạo và nhân viên.
- Bên cạnh nâng cao nhận thức về AI cho lãnh đạo và nhân viên, cũng nên cân nhắc đào tạo nhân viên về các khía cạnh an ninh thông tin và quản lý rủi ro liên quan đến AI.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ cần thiết: mạng, lưu trữ, bảo mật.
- Xây dựng và số hóa dữ liệu: dữ liệu cần phải được chuẩn hóa và lưu trữ một cách có hệ thống.
2. Xây dựng chiến lược Chuyển đổi AI
- Đặt mục tiêu:
- Xác định các mục tiêu kinh doanh cụ thể mà AI có thể hỗ trợ (tăng hiệu quả, giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ…).
- Xác định các chỉ số KPIs để đo lường thành công.
- Chọn lựa công nghệ:
- Quyết định các lĩnh vực mà AI sẽ được ứng dụng: AI assistant, AI workforce, AI automation.
- Đánh giá và lựa chọn các giải pháp AI phù hợp với nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp.
- Đối với việc lựa chọn công nghệ, nên xem xét khả năng tích hợp và mở rộng của từng giải pháp để đảm bảo sự linh hoạt trong triển khai.
3. Triển khai thử nghiệm (Pilot Projects)
- Chọn lựa dự án thử nghiệm:
- Bắt đầu với các dự án nhỏ, có tính khả thi cao và tiềm năng tác động lớn.
- Triển khai:
- Sử dụng các công cụ AI có sẵn hoặc hợp tác với các nhà cung cấp công nghệ.
- Thực hiện tích hợp và kiểm tra thử nghiệm.
- Đánh giá và điều chỉnh:
- Đo lường hiệu quả và so sánh với các mục tiêu đã đặt ra.
- Thu thập phản hồi và thực hiện các điều chỉnh cần thiết.
- Ngoài việc đánh giá hiệu quả, cũng cần đánh giá chi phí và thời gian triển khai để có những điều chỉnh phù hợp cho các dự án lớn hơn sau này.
4. Mở rộng ứng dụng AI
- Lên kế hoạch mở rộng:
- Dựa trên kết quả thử nghiệm, xác định các lĩnh vực khác có thể triển khai AI.
- Phát triển các giải pháp AI nội bộ hoặc hợp tác với các đối tác công nghệ hoặc các AI Agency.
- Đưa ra kế hoạch dài hạn cho việc mở rộng AI vào các lĩnh vực khác nhau, đồng thời xem xét việc tạo ra các mô hình kinh doanh mới dựa trên khả năng của AI.
- Đào tạo và phát triển nhân lực:
- Tổ chức các khóa đào tạo về AI và các công cụ liên quan cho nhân viên.
- Xây dựng đội ngũ chuyên gia AI nội bộ hoặc các đối tác AI Agency.
- Quản lý thay đổi:
- Đảm bảo sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo và tạo sự đồng thuận trong toàn bộ tổ chức.
- Đảm bảo sự minh bạch và truyền thông hiệu quả trong quá trình triển khai.
- Bên cạnh việc đổi mới liên tục, nên thiết lập một quy trình đánh giá thường xuyên để đảm bảo rằng các giải pháp AI luôn phù hợp với môi trường kinh doanh thay đổi.
5. Duy trì và cải tiến liên tục
- Giám sát và đánh giá:
- Liên tục theo dõi và đánh giá hiệu quả của các giải pháp AI.
- Cập nhật và điều chỉnh các giải pháp dựa trên phản hồi và kết quả thực tế.
- Đổi mới liên tục:
- Theo dõi các xu hướng và công nghệ AI mới.
- Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để duy trì sự cạnh tranh.
Các ứng dụng AI dựa trên mức độ tự chủ
- AI hỏi đáp:
- AI hỏi đáp là các hệ thống hỗ trợ con người trả lời các câu hỏi độc lập. Không hiểu bối cảnh trong quá trình hội thoại với con người. Tuy nhiên nó có thể giúp con người tiếp cận nhanh với thông tin mình cần trong một cơ sở tri thức hoặc tài liệu.
- AI Chatbot và AI Assistant:
- AI chatbot tương tự như AI hỏi đáp, tuy nhiên có khã năng hiểu bối cảnh hội thoại, tự động thực hiện các nhiệm vụ đơn giản khi được tích hợp với các hệ thống mở rộng. Tích hợp với các hệ thống của doanh nghiệp để tực động hóa dịch vụ khách hàng (Ví dụ Kiểm tra đơn hàng, Thanh toán, đồng bộ khách hàng tiềm năng về CRM, đặt lịch hẹn hoặc đặt vé máy bay…)
- Ứng dụng trong chăm sóc khách hàng, hỗ trợ bán hàng, tư vấn sản phẩm…
- Ứng dụng trong hỗ trợ nhân sự nội bộ: Việc ứng dụng AI Assistant trong nội bộ doanh nghiệp có thể giúp nhân sự dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thông tin, công việc, quy trình, hỗ trợ chính sách,… và các dịch vụ nội bộ (đặc biệt là nhân sự mới onboarding). Giảm tải công việc của bộ phận backoffice và tăng năng suất của toàn bộ doanh nghiệp.
Ghi chú: Có sự khác nhau giữa AI Assistant trong doanh nghiệp và các trợ lý cá nhân như Siri, Google Assistant, …
- AI Workforce:
- Sử dụng các chatbot và AI agents để thực hiện các tác vụ đơn giản.
- Sử dụng AI để hỗ trợ quyết định và quản lý công việc.
- AI Automation:
- Tự động hóa quy trình nghiệp vụ: từ quản lý tài liệu, xử lý hóa đơn, đến phân tích dữ liệu.
- Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, dự báo nhu cầu và quản lý tồn kho.
Việc triển khai chiến lược AI cho các doanh nghiệp SME không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới, từ đó tạo ra sự cạnh tranh bền vững trong thị trường.
0 Lời bình